Sáng 20.11,ùngtàisảnấycùngtòaánấymỗivụlạixácđịnhthiệthạikhágenshin impact tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV.
Tại phiên thảo luận, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn Đà Nẵng) đề cập tới vấn đề áp dụng pháp luật không thống nhất về xác định thiệt hại trong các vụ án hình sự. Bà Thúy dẫn chứng về 2 vụ án xảy ra tại Đà Nẵng.
Thứ nhất là vụ liên quan đến ông Phan Văn Anh Vũ, Chủ tịch Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79, và đồng phạm. Bản án sơ thẩm số 48/2019 của TAND TP.Hà Nội và bản án phúc thẩm số 346/2019 của TAND cấp cao tại Hà Nội đều xác định thiệt hại là 7 tài sản nhà nước đã mua, thuê trái phép. Trị giá thiệt hại được xác định tại thời điểm các bị cáo thực hiện hành vi phạm tội.
Sau khi các bản án tuyên, Viện trưởng Viện KSND tối cao ban hành quyết định kháng nghị, đề nghị sửa bản án theo hướng xác định trị giá thiệt hại là tại thời điểm khởi tố vụ án.
Cuối cùng, tại quyết định giám đốc thẩm, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao đã bác kháng nghị, khẳng định 2 bản án đã tuyên là đúng pháp luật, thiệt hại phải được tính ở thời điểm thực hiện hành vi phạm tội.
Thứ hai là vụ ông Trần Văn Minh, cựu Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, và đồng phạm. Bản án sơ thẩm số 20/2020 của TAND TP.Hà Nội và phúc thẩm số 158/2020 của TAND cấp cao tại Hà Nội lại xác định trị giá tài sản thiệt hại là tại thời điểm khởi tố vụ án.
Bà Thúy nói, 2 vụ án đều được TAND TP.Hà Nội và TAND cấp cao tại Hà Nội xét xử, đều liên quan đến tài sản nhà nước tại Đà Nẵng là các nhà đất; nhưng lại không thống nhất trong cách xác định trị giá thiệt hại.
Nữ đại biểu Quốc hội cho hay từng chất vấn vấn đề trên đối với Chánh án TAND tối cao, nhận được trả lời rằng các vụ án đều đã xét xử đúng pháp luật. Nhưng theo bà, câu trả lời này không thuyết phục, vì "cùng tài sản ấy, cùng tòa án ấy nhưng mỗi vụ án lại tùy nghi xác định thiệt hại tại một thời điểm khác nhau", trái với khoa học pháp lý và luật hiện hành.
Bà Thúy đề nghị Chánh án TAND tối cao giải thích vì sao tòa án lại áp dụng không thống nhất việc xác định trị giá tài sản thiệt hại như đã nêu. Do có sự khác nhau, liệu có bản án nào xử sai quy định pháp luật hay không? Cần làm gì để bảo đảm sự thống nhất, công bằng, khách quan trong việc xét xử các vụ án?
Hồi đáp vấn đề đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy nêu, Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho hay đã từng trả lời trước Quốc hội, rằng việc xác định thiệt hại tài sản là ở thời điểm thực hiện hành vi phạm tội.
Lý do, tất cả các yếu tố cấu thành tội phạm phải cùng được xác định ở một thời điểm, là thời điểm hành vi phạm tội xảy ra. Không thể có việc hành vi, động cơ, mục đích, thủ đoạn xác định ở thời điểm phạm tội, riêng hậu quả lại xác định ở thời điểm khởi tố, "như vậy là không công bằng".
Ngoài ra, hậu quả của hành vi phạm tội gây ra cho xã hội phải do chính hành vi đó gây ra chứ không phải yếu tố bên ngoài. Việc một lô đất tăng giá từ 100 tỉ đồng lên 200 tỉ đồng rồi 300 tỉ đồng là do thị trường chứ không phải hành vi phạm tội gây ra.
Để so sánh, ông Bình lấy ví dụ một vụ án trộm cắp máy tính. "Đất thì tăng theo thời gian, còn máy tính thì giảm theo thời gian, nếu tính như vậy thì một loại tội sẽ tăng, một loại sẽ giảm, không hợp lý", ông nói.
Vẫn theo Chánh án Nguyễn Hòa Bình, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao đã có một nghị quyết hướng dẫn, tất cả các vụ án sẽ phải xác định hậu quả ở thời điểm thực hiện hành vi phạm tội chứ không phải tại thời điểm phát hiện hành vi phạm tội. "Có thể nhiều năm sau chúng ta mới phát hiện, không thể lấy cái nhiều năm sau để xác định thời điểm phạm tội", lời ông Bình.
Tiếp tục thảo luận, Chánh án TAND tối cao cho hay, những vụ án xảy ra trước thời điểm nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao và trái với nghị quyết thì sẽ phải xem xét lại. Trình tự xem xét lại thì phải theo luật định.
"Đại biểu đề nghị tòa án phải làm cái này, làm cái khác. Nhưng xem xét lại vụ án thì phải có điều kiện của nó. Điều kiện thì ghi trong luật. Muốn xem xét lại, đề nghị đại biểu làm đúng quy định như vậy. Chúng tôi không thể căn cứ vào ý kiến phát biểu tại hội trường hoặc của ai đó mà xem xét lại, cái này không đúng trình tự pháp luật", ông Bình kết luận.